Cách chăm sóc da nhạy cảm

Da nhạy cảm nhìn chung là là da dễ bị kích ứng với các loại mỹ phẩm. Thông thường, loại da này mỏng, thậm chí nhìn bằng mắt thường có thể thấy được rõ cả mao mạch và dây thần kinh bên dưới da. Chăm sóc da nhạy cảm thường khó vì dùng mỹ phẩm thì sợ nổi mẩn, sưng ngứa còn không dùng thì lại sợ da xấu.

Bài viết này đội ngũ chuyên viên QLASER sẽ chia sẻ một số tips trong việc lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với da nhạy cảm, biết đâu bỏ túi được cái nào hay hay. Về cơ bản, các bạn da nhạy cảm cần chú ý nhưng điều sau:

1.Tránh hoạt chất mạnh hoặc sử dụng từ từ hoạt chất

Nếu sở hữu da nhạy cảm, bạn không nên ham hố sử dụng các loại acid như AHABHAVitamin C (Ascorbic Acid) hoặc Retinoids. Bản thân các hoạt chất này có tính tiêu sừng, có thể làm da thêm khô, mỏng và mẫn cảm với các yếu tố môi trường như khói bụi, nắng nôi.

Nếu có ý định sử dụng hoạt chất, bạn nên dần dần đưa acid vào chu trình chăm sóc theo nguyên tắc ‘3 tăng dần’: dạng thức mạnh dầnnồng độ mạnh dần và tần suất tăng dần.

Cụ thể, khi mới dùng AHA, bạn không nên dùng Glycolic Acid ngay mà hãy chọn các dạng thức AHA nhẹ như Lactic AcidMandelic Acid. Tương tự với Retinoids, khởi điểm đừng dùng ngay Retin-A (Tretinoin) hay thậm chí là Retinol mà hãy bắt đầu từ phái sinh nhẹ nhàng nhất của Vitamin A là Retinyl Palmitate. Đối với Vitamin C, nếu da không chịu được dạng nguyên chất (Ascorbic Acid), hãy chuyển sang các phái sinh ổn định hơn như MAP, SAP. Sau này khi da trâu lên bạn có thể nâng cấp dần lên các dạng acid mạnh hơn cũng không muộn.

Thêm vào đó, hãy tìm sản phẩm với nồng độ hoạt chất nhẹ nhất có thể rồi mới tăng dần dần. Ví dụ, với AHA, bạn có thể đi từ Lactic Acid 5% hoặc Glycolic Acid 2% còn với BHA hãy xuất phát với loại có nồng độ 1%.

Tần suất sử dụng acid cũng cần tăng chậm rãi từ một đến hai lần một tuần cho đến sử dụng hàng ngày để da làm quen acid.

2.Cleansing nhẹ nhàng

Đối với da nhạy cảm, bạn cần tránh những loại sữa rửa mặt chứa chất hoạt động bề mặt (mạnh) như Sodium Lauryl Sulfate (SLS), hoặc có các đặc điểm sau:

  • tạo nhiều bọt
  • Độ PH cao làm da có cảm giác khô căng sau khi cleansing
  • Có chứa hạt mát xa tẩy da chết
  • Có chứa Salicylic Acid

Thay vào đó, bạn nên ưu tiên các dòng sữa rửa mặt nhẹ nhàng dạng gel, milk, cream hoặc foam, nhìn chung là những loại chứa ít hoặc gần như không có chất hoạt động bề mặt. Lúc rửa mặt xong mà cảm giác da vẫn ẩm ẩm không khô quá là loại cleanser đấy coi như đạt.

3.Tránh các chất gây kích ứng

Cũng khó có thể nói là giữa muôn tỉ các hoá chất trong mỹ phẩm thì da bạn bị phản ứng với chất nào. Về cơ bản đối với da nhạy cảm, bạn cần lưu ý một số thành phần dễ gây kích ứng sau:

  • Hương liệu (trên bảng thành phần của sản phẩm thường ghi ‘fragrance’, ‘perfume’ hoặc ‘parfum’)
  • Propylene Glycol (chất ổn định)
  • Các chất bảo quản giải phóng formaldehyde như quaternium-15, DMDM hydantoin, imidazolidinyl urea, diazolidinyl urea, polyoxymethylene urea, sodium hydroxymethylglycinate
  • Các loại tinh dầu (essential oil)
  • Một số thành phần chống nắng hoá học như Octinoxate, Benzophenones, Avobenzone, Oxybenzone, Octocrylene
  • Các hoạt chất mang tính tiêu sừng: AHA, BHA, Vitamin C, Retinoids, Enzyme.

4.Chọn các dòng sản phẩm dành cho da nhạy cảm

Trong trường hợp lười nghiên cứu thành phần thì chúng ta lại quay lại con đường lựa chọn sản phẩm thông qua nhãn mác. Các loại sản phẩm dành cho da nhạy cảm thường có những cụm từ phổ thông như là ‘non-allergic’, ‘non-irritant’, ‘for sensitive skin’, ‘for intolerant skin’, ‘high tolerance’, ‘hypoallergenic’. Một số các sản phẩm ghi trên nhãn không chứa ‘alcohol’, ‘preservative’ (chất bảo quản), ‘fragrance’ hoặc ‘non-comedogenic’ (không bít tắc lỗ chân lông) cũng có vẻ tập trung vào độ lành tính an toàn hơn.

Bên cạnh đó, bạn chọn sản phầm có bảng thành phần càng đơn giản càng tốt. Nhiều lúc các loại serum hay lotion cho da nhạy cảm chỉ toàn nước, silicone, dầu với mấy chất cấp ẩm cơ bản chứ không thêm thắt gì nhiều (như dòng Toleriane của La Roche Posay và dòng ‘for very sensitive skin’ của Avene). Nhưng miễn là bôi lên da không làm sao và có hiệu quả đúng không nào?

5.Các thành phần giúp cải thiện sức khỏe da

Ngoài việc tránh một đống thứ như mình trình bày từ trên xuống dưới, bạn cần bổ sung thêm một số thành phần giúp làm khoẻ màng bảo vệ da cũng như xây dựng sức chịu đựng các loại acid nếu sau này có ý định sử dụng. Một số thành phần tiêu biểu:

  • Các thành phần dưỡng ẩm, chống nhăn, phục hồi da: Vitamin E (Tocopherol), Vitamin B5 (panthenol), Amino Acid, một số loại dầu/chất béo thực vật, Squalane
  • Niacinamide giúp cải thiện màng bảo vệ da, ít gây kích ứng.

6.Tối giản hoá routine chăm sóc da

Người sở hữu da nhạy cảm không nên làm nặng nề chu trình chăm sóc da bằng các loại serum, toner không cần thiết. Tốt nhất là cần gì dùng nấy, về cơ bản chỉ cần cleansing nhẹ nhàng, sử dụng một loại serum phục hồi da, kem dưỡng lành tính và kem chống nắng là đủ. Dần dà bạn có thể đưa các sản phẩm đặc trị các vấn đề khác khi mà da đã ổn định hơn.

Một ý nữa là bạn không nên thay đổi sản phẩm thường xuyên một khi đã tìm được đồ phù hợp. Khi có vấn đề xảy ra bạn có thể loại trừ nguyên nhân do loại mỹ phẩm đó và tập trung vào các yếu tố khác trong skincare routine hoặc sinh hoạt hàng ngày.

7.Làm ‘patch test’ trước khi bôi sản phẩm lên da mặt

Cuối cùng, hãy nhớ là dù cho dùng bất cứ một cái gì cũng cần test lên vùng da cổ hoặc da dưới tai trước để xem mình có bị kích ứng không. Đặc biệt là khi bạn đưa một hoạt chất mới vào chu trình chăm sóc da thì càng phải lưu ý test trước cẩn thận nhé.

Trả lời

ĐK tư vấn
error: Content is protected !!
0989 342 343