Lỗ chân lông to-cách điều trị

Lỗ chân lông to là vấn đề muôn thuở trong câu chuyện skincare của chúng ta. Ai cũng ám ảnh về lỗ chân lông to với đầy những tạp chất, dầu nhờn. Nhưng hầu như chúng ta lại chưa tìm hiểu ngọn nguồn về nó. Hôm nay, đội ngũ Qlaser sẽ giúp các bạn nắm được: Cấu tạo của lỗ chân lông, Nguyên nhân gây ra và Điều trị.

1. Cấu tạo của lỗ chân lông

Lỗ chân lông là một bộ phận của da chứa các nang lông, tuyến bã nhờn và các tế bào xếp chồng lên nhau. Do đó, sau khi đắp mặt nạ/ lotion mask bạn thường thấy da sáng hẳn lên, lỗ chân lông nhỏ lại rõ rệt, đều là do tế bào ngậm nước trương lên làm kín miệng lỗ chân lông tạm thời mà thôi.

Tính chất của lỗ chân lông là luôn luôn mở, để tạo điều kiện cho da dễ dàng trao đổi Oxy và dinh dưỡng với môi trường. Chính vì luôn luôn mở, nên lỗ chân lông là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập/phát triển vì vậy hiện tượng da bị lỗ chân lông to thường đi kèm theo vấn đề dầu và mụn đầu đen, thậm chí là mụn mủ, mụn viêm.

 

Trên cơ thể của chúng ta có vô số lỗ chân lông, riêng vùng da mặt có khoảng 20.000 lỗ. Số lượng lỗ chân lông trên mặt được quyết định kể từ khi chúng ta sinh ra và không thể nào thay đổi được.

Nang lông:

Chứa các sợi lông, có nhiệm vụ giữ ấm cho cơ thể, do đó bạn có thể thấy khi gặp trời lạnh chúng ta có hiện tượng nổi da gà, các sợi lông sẽ dựng đứng lên nhằm giữ cơ thể không bị cảm lạnh. Ở vùng da mặt các sợi lông thường tơ, mỏng. Chúng ta cũng thấy mụn thường xuất hiện ở vùng da mặt, lưng và hầu như không xuất hiện ở vùng da tay. Do sợi lông càng dài thì lỗ lông càng bé và ngược lại. Lỗ chân lông to là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tạp chất cư ngụ và gây mụn.

Tuyến bã nhờn:

Qua cấu tạo của lỗ chân lông ta cũng có thể thấy lỗ chân lông quan hệ mật thiết đến sự bài tiết dầu nhờn trên da. Kích thước của lỗ chân lông sẽ do tuyến bã nhờn quyết định.

Do đó những bạn có làn da dầu đa số lỗ chân lông to, vì khi ấy tuyến bã nhờn hoạt động rất mạnh và lỗ chân lông là ống dẫn giúp bã nhờn (sebum) được vận chuyển dễ dàng lên trên bề mặt da nhằm giữ ẩm da và tránh tính trạng bít tắc lỗ chân lông.

Ngược lại các bạn da khô, tuyến bã nhờn hoạt động yếu, nên có lỗ chân lông nhỏ hơn do phần chân lông không phải hoạt động nhiều để vận chuyển dầu lên bề mặt da.

Riêng da hỗn hợp là sự pha trộn giữa hai loại da nhờn và da khô, nên kích thước lỗ chân lông phân bổ rất khác nhau giữa mỗi vùng da, thông thường vùng chữ T đổ dầu nên tại đây lỗ chân lông sẽ to hơn những vùng còn lại.

      Da hỗn hợp thiên khô

                                                                                         da hỗn hợp thiên dầu

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân làm lỗ chân lông to ra. Những nguyên nhân này có thể được chia thành 2 loại: các nhân tố cơ địa bên trong và các yếu tố của môi trường bên ngoài.
Các nhân tố cơ địa bên trong:
• Gene
• Giới
• Hormone
• Lão hóa
• Mụn trứng cá
Các nhân tố bên ngoài môi trường
• Bụi bẩn
• Tiếp xúc quá nhiều với tia UV
• Sử dụng mỹ phẩm sinh còi mụn, bít tắt lỗ chân lông

2. Điều trị

a. Thuốc bôi

  • Chống nắng

Việc đầu tiên quan trọng nhất cần phải làm đó là phòng bệnh hơn trị bệnh, có nghĩa là chúng ta phải sử dụng chống nắng thường xuyên. Đây là bước chăm sóc da bắt buộc và hiệu quả nhất cho đến nay. Do đó cho dù bạn có lỗ chân lông to hay không thì bạn cũng phải bôi chống nắng mỗi ngày.

Chống nắng giúp thu nhỏ lỗ chân lông đó là bằng cách ngăn cản quá trình phá hủy collagen và elastin ở da gây ra bởi ánh sáng mặt trời. Ngoài ra vì tiếp xúc nhiều với tia UV làm tăng tiết bã nhờn nên chống nắng cũng một phần giúp giảm tiết bã nhờn.

Các sản phẩm chống nắng phổ rộng, không sinh còi mụn khuyến cáo nên dùng: La Roche-Posay Anthelios Ultra-Light Mineral Sunscreen SPF 50, EltaMD UV Clear Facial Sunscreen SPF 46, Neutrogena Ultra Sheer Dry-Touch Sunscreen SPF 45.

  • Retinoids

Retinoids là dẫn xuất của vitamin A. Hoạt chất này có rất nhiều chức năng khác nhau như thu nhỏ lỗ chân lông, giảm nếp nhăn, làm sáng da, giảm chảy sệ và giảm tiết bã nhờn [1].

Trong một nghiên cứu [2], 60 phụ nữ được điều trị bằng tretinoin 0.025% mỗi ngày trong 90 ngày. Người ta thấy lỗ chân lông bắt đầu thu nhỏ lại sau 28 ngày điều trị và hiệu quả vẫn còn kéo dài cho đến khi kết thúc nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng đã so sánh hiệu quả của tretinoin 0.025% với retinol và kết quả cho thấy hiệu quả tương đương giữa hai dẫn xuất, tuy nhiên nhóm sử dụng retinol có tỉ lệ tác dụng phụ thấp hơn nên mức độ hài lòng có cao hơn (do đó nên bắt đầu bằng retinol).

Sản phẩm khuyến cáo: Obagi retinol 0.5, Skinceuticals Retinol 1.0, TruSkin Naturals Vitamin C- Plus Super Serum with Retinol, Replenix RetinolForte Treatment Serum.

  • Jasmonic Acid/ LR2412

Jasmonic acid có vai trò trong lành thương và tái sinh mô. Gần đây loại acid này đã được bào chế để điều trị chống lão hóa ở dạng tetra-jasmonic acid hoặc LR2412. Hiện nay, chất này đã chứng minh được hiệu quả của nó đối với các dấu hiệu lão hóa da trong nhiều nghiên cứu gần đây [3][4].

Hiệu quả chống lão hóa của LR2412 phần lớn nhờ vào khả năng gia tăng hàm lượng hyaluronic acid trong da, tăng độ dày da và làm mạnh các sợi collagen [4].

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng kích thước lỗ chân lông giảm đáng kể khi bôi LR2412 mỗi ngày. Ngoài ra, LR2412 trong nghiên cứu này còn làm cho da mềm mại, căng bóng và đàn hồi hơn trên da của các đối tượng nghiên cứu [2].

Sản phẩm nên dùng: Lancome Visionnaire Advanced Multi-Correcting Cream, L’Oreal Paris Youth Code Texture Perfector Serum.

  • Hydroxy Acids (AHA/BHA)

Salicylic acid là chất tan trong dầu và có thể loại bỏ được các tế bào chết và mạnh vụn bên trong chân lông [5]. Do đó, salicylic acid dễ dàng xâm nhập vào lỗ chân lông để giải phóng sự bít tắt. Ngoài ra Salicylic acid còn có thể xâm nhập vào tuyến bã làm giảm tiết bã [6]. Giải phóng bít tắt lỗ chân lông, và giảm tiết bã là cơ chế chính giúp thu nhỏ lỗ chân lông.

Salicylic acid thu nhỏ lỗ chân lông đặc biệt tốt khi phối hợp với niacinamide (vitamin B3). Trên thực tế, dạng bôi phối hợp salicylic acid và niacinamide giúp làm giảm đáng kể kích thước lỗ chân lông cũng như bã nhờn trên bề mặt sau 12 tuần sử dụng [7].

Cũng có nhiều nghiên cứu ủng hộ tác dụng của glycolic acid trong làm giảm kích thước lỗ chân lông. Trong một nghiên cứu, 22 phụ nữ Nhật bản sử dụng glycolic acid 30% mỗi 2 tuần trong 5 lần điều trị. Kết quả cho thấy có trên 70% đối tượng tham gia có sự cải thiện lỗ chân lông. Cụ thể hơn, lỗ chân lông to rõ cải thiện 34.6%,lỗ chân lông mở cải thiện 11%, và lỗ chân lông tối màu giảm 34.3% [8].

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy lỗ chân lông giảm 28.3% khi sử dụng glycolic acid 40% và vitamin C [8].

Sản phẩm nên dùng: Peter Thomas Roth Un-Wrinkle Peel Pads, Clarisonic Pore & Blemish Gel Cleanser,The Ordinary Peeling Solution AHA 30% + BHA 2%, Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid Exfoliant.

  •  Niacinamide

Niacinamide (vitamin B3) là hoạt chất đa tác dụng như giảm đỏ, làm sáng da, cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da, cũng như làm giảm các rảnh nhỏ và nếp nhăn trên da mặt. Ngoài ra, niacinamide còn làm giảm tiết bã và thu nhỏ lỗ chân lông [7].
Thoa niacinamide 5% 2 lần mỗi ngày trong 12 tuần sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi da đáng kể [9], ngoài ra niacinamide còn làm giảm glyceride và acid béo của bã nhờn bề mặt. Giảm mức độ tiết bã bề mặt và tăng độ đàn hồi da sẽ giúp làm thu nhỏ lỗ chân lông và cải thiện cấu trúc da sau 4 tuần sử dụng serum [7].

Như đã đề cập đến trước đó, hiệu quả thu hẹp lỗ chân lông của niacinamide sẽ đặc biệt cao khi phối hợp với salicylic acid [7].

Sản phẩm nên dùng: The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1%, TruSkin Naturals Vitamin C- Plus Super Serum, Paula’s Choice BOOST 10% Niacinamide.

b. Thủ thuật điều trị

  • ???????????????????? ???????????? ????????????????????????????????????????

Cơ chế giúp cải thiện LCL của Laser CO2 fractional cũng giống như trong điều trị sẹo rỗ là thông qua khả năng kích thích tăng sinh collagen và làm dày lớp bì.

Trong nghiên cứu của Kwon (2018), 32 bệnh nhân được điều trị liên tục 3 liệu trình laser CO2 fractional chế độ năng lượng thấp (7.2 đến 9.0 mJ, độ rộng xung 240 đến 300 ms, mật độ 0.8 đến 1 mm). Mỗi bệnh nhân được bắn toàn mặt 2 pass, những bệnh nhân lỗ chân lông to nhiều được bắn thêm 1 pass nữa. Khoảng cách giữa các lần điều trị là 4 tuần. Kết quả được đánh giá bằng cách đếm số lượng lỗ chân lông to qua phân tích hình ảnh sau mỗi liệu trình và ở thời điểm 12 tuần sau lần điều trị cuối cùng. Kết quả cho thấy lỗ chân lông to giảm 28.8% sau lần điều trị thứ 2 và giảm 54.5% ở thời điểm 12 tuần sau lần điều trị cuối cùng. Tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua. Phân tích mô học và hóa mô miễn dịch cho thấy có sự gia tăng đáng kể hàm lượng collagen.

  • ???????????????? ????????????????????

Botox không chỉ làm tê liệt khớp nối thần kinh cơ mà còn tác động lên các sợi thần kinh chi phối của tuyến bã nhờn. Do đó tiêm botox trong da (intradermal injections) có thể làm giảm tiết dầu, thông qua đó giúp làm thu nhỏ lỗ chân lông. Ở người da dầu, các tế bào tiết bã (sebocytes) có nhiều thụ thể nicotinic acetylcholine receptor hơn, điều này giải thích vì sao người da dầu nhiều sẽ đáp ứng với meso botox tốt hơn so với người có da bình thường.

Một nghiên cứu hai nửa mặt (2020) đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của tiêm botox trong da (meso botox) lên lỗ chân lông và mức độ tiết bã nhờn. Trong nghiên cứu này, 20 bệnh nhân có lỗ chân lông to, nhiều dầu được tiêm meso botox (10 U) ở một bên, bên còn lại tiêm nước muối để làm chứng. Hiệu quả được đánh giá sau 1 tháng và 4 tháng cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về kích thước lỗ chân lông và mức độ tiết bã nhờn của da (giá trị p<0.001) sau 1 tháng điều trị và đánh giá sau 4 tháng cho thấy kết quả vẫn được duy trì.

 

  • ???????????????? ????????

HA trọng lượng phân tử thấp khi được tiêm mesotherapy sẽ làm tăng cường giữ nước cho da, giúp cải thiện độ đàn hồi da (elasticity) và kích thích sản xuất collagen. Đây cũng là cơ chế giải thích cho hiệu của của HA trong việc thu nhỏ lỗ chân lông.

  • ???????? ????????????????????????????????????????????????????

Lăn kim RF giúp đưa sóng RF vào sâu trong lớp bì, tác dụng nhiệt của RF kích thích tăng sinh collagen mạnh mẽ. Hiện nay RF được ứng dụng nhiều trong giảm nếp nhăn, điều trị sẹo rỗ, và trẻ hóa da. Cũng nhờ khả năng kích thích tăng sinh collagen và cải thiện đàn hồi da nên RF microneedling còn được ứng dụng để điều trị lỗ chân lông to.

Mức độ cải thiện lỗ chân lông 50-75% được quan sát thấy ở gần 65% bệnh nhân. Các bệnh nhân trong nghiên cứu này được điều trị với 2-6 liệu trình RF microneedling, khoảng cách điều trị là 1 tuần. Đánh giá được tiến hành 2 tháng sau lần điều trị cuối cùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mukherjee, S., Date, A., Patravale, V. et al. (2006). ‘Retinoids in the treatment of skin aging: an overview of clinical efficacy and safety’, Clin Interv Aging, 1, 327-348.
2. Bouloc, A., Verganini, A. & Issa, M. (2015). ‘A double-blind randomized study comparing the association of retinol and LR2412 with tretinoin 0.025% in photoaged skin’, J Cosmet Dermatol, 14, 40-46.
3. Michelet, J., Olive, C., Rieux, E. et al. (2012). ‘The anti-aging potential of a new jasmonic acid derivative (LR2412): in vitro evaluation using reconstructed epidermis’, Exp Dermatol, 21, 398- 400.
4. Tran, C., Michelet, J., Simonetti, L. et al. (2014). ‘In vitro and in vivo studies with tetra-hydro- jasmonic acid (LR2412) reveal its potential to correct signs of skin ageing’, J Eur Acad Dermatol Venereol, 28, 415-423.
5. Davies, M. & Marks, R. (1976). ‘Studies on the effect of salicylic acid on normal skin’, Br J Dermatol., 95(2), 187-192.
6. Marczyk, B., Mucha, P., Budzisz, E., Rotsztein, H. (2014). ‘Comparitive study of the effect of 50% pyruvic and 30% salicylic peels on the skin lipid film in patients with acne vulgaris’, J Cosmet Dermatol, 13(1), 15-21.
7. Berson, D., Osborne, R., Oblong, J., Hakozaki, T., Jonson, M. & Bissett, D. (2014). ‘Chapter 10: Niacinamide: A topical vitamin with wide-ranging skin appearance benefits’, Cosmeceuticals and Cosmetic Practice: First Edn. John Wiley & Sons ltd.
8. Kakudo, N., Kushida, S., Tanaka, N. et al. (2011). ‘A novel method to measure conspicuous facial pores using computer analysis of digital-camera-captured images: the effect of glycolic acid chemical peeling’, Skin Res Technol., 17, 427-433.
9. Bissett, D., Oblong, J. & Berge, C. (2006). ‘Niacinamide: A B Vitamin that Improves Aging Facial Skin Appearance’. Dermatologic Surgery, 31(1).

Trả lời

ĐK tư vấn
error: Content is protected !!
0989 342 343