Chứng tăng sắc tố da do viêm da – Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Chứng tăng sắc tố da sau viêm, thường được biết đến như là chứng tăng sắc tố da do viêm da gây nên, là một loại tăng sắc tố da ảnh hưởng đến mặt và cả cơ thể. Chúng thường phát sinh như là sự phản ứng của da khi bị viêm (như là mụn, viêm da cơ địa hay bệnh vảy nến) hay khi bị tổn thương (ví dụ như sau khi lột da hóa học, hay liệu pháp laser).

I. Dấu hiệu, nguyên nhân và các phương pháp điều trị cho chứng tăng sắc tố da sau viêm

Chứng tăng sắc tố da xảy ra khi các nhân tố bên trong và bên ngoài làm tăng sự sản sinh hắc tố. Điều này dẫn đến việc da bị thay đổi màu sắc, chủ yếu là các vùng tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Có nhiều dạng của chứng tăng sắc tố da, như đốm sắc tố (đồi mồi và tàn nhang), nám, và chứng tăng sắc tố da sau viêm (PIH).

Chứng tăng sắc tố da sau viêm xảy ra dưới dạng các đốm da dẹt đổi màu. Các vết này có các màu khác nhau, từ màu hồng đến đỏ, nâu hoặc đen, tùy thuộc vào màu da và độ sâu mà sự thay đổi màu sắc đang diễn ra. Chúng có thể như các vết tàn nhang nhỏ, hoặc là các vùng da rộng tối màu và có vẻ bóng hoặc nhìn giống như là lớp da “mới”.

Chứng tăng sắc tố da sau viêm xảy ra dưới dạng các đốm da dẹt đổi màu.

PIH thường ảnh hưởng đến những người bị mụn và thường được gây ra bởi các sự can thiệp thẩm mỹ như tẩy da hóa học hay liệu pháp laser không đúng cách. Tất cả các loại da đều có thể bị mắc chứng tăng sắc tố da sau viêm nhưng phổ biến là ở các màu da tối hơn. Thực tế, những người với nước da tối thường tham kháo ý kiến bác sĩ da liễu về PIH hơn là về các bệnh khác. Đàn ông hay phụ nữ đều có thể bị chứng tăng sắc tố da sau viêm.

II. Nguyên nhân gây nên chứng tăng sắc tố da sau viêm?

Khi các vết thương, vết phát ban, các nốt hoặc bất kì dạng nào do da bị ảnh hưởng bị viêm thì sự viêm này sẽ gây ra melanocytes- tế bào biểu bì sản sinh sắc tố- giải phóng melanosomes quá mức (các hạt sắc tố nhỏ). Những melanosomes này có chứa tyrosinase (một loại enzim sắc tố tạo nên quá trình sản sinh sắc tố) và sắc tố tổng hợp. Sắc tố có vai trò tạo màu cho da và tóc. Các hạt sắc tố nhỏ này trở nên tối màu hơn và đổi màu vùng da bị thương, duy trì một thời gian dài sau khi vết thương đã lành.

 Tyrosinase là loại enzim hình thành nên hắc tố và trong trường hợp sự sản sinh hắc tố không được ngăn chặn thì các đốm tối màu sẽ xuất hiện
Các vết da bị tăng sắc tố sau viêm là kết quả của việc da bị thương tổn và viêm do mụn, hoặc quá trình sử dụng laser không đúng cách. 
PIH có thể xuất hiện ở dạng khá nặng như mụn nhọt hay u nhọt cho đến các vết thương nghiêm trọng. Vậy nên, da càng bị viêm thì PIH càng nghiêm trọng, cả về kích thước lẫn màu sắc. Nếu các mụn nhọt bị đè, nặn thì sẽ làm chứng tăng sắc tố da sau viêm có cơ hội phát triển hơn.

Không nên nặn các nốt mụn- điều đó có thể làm tăng khả năng mắc chứng tăng sắc tố da sau viêm
Không phải là nguyên nhân gây ra PIH nhưng ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, làm các mảng da ảnh hưởng bị tối màu đi và kéo dài thời gian có thể làm phai nó đi.
Ánh nắng mặt trời có thể gây nên và làm trầm trọng hơn các triệu chứng tăng sắc tố da
Chứng tăng sắc tố da sau viêm không gây ra sẹo, thậm chí là qua một khoảng thời gian không điều trị thì cũng cải thiện được vấn đề. Tuy nhiên trung bình phải mất từ 3 đến 24 tháng để các vết thâm phai đi, trong một số trường hợp thì có thể lâu hơn. Thời gian phụ thuộc và sự khác nhau giữa màu da và màu của vùng da bị tổn thương- càng khác màu thì càng tốn nhiều thời gian để cân bằng lại. Các phương pháp điều trị thì nhằm thúc đẩy và làm nhanh quá trình phục hồi.

III. Các biện pháp điều trị chứng tăng sắc tố sau viêm

Có 2 phương pháp được các bác sĩ da liễu khuyên dùng: loại bỏ vùng da bị đổi màu bởi chứng tăng sắc tố da sau viêm và điều chỉnh các dấu hiệu

1. Phương pháp loại bỏ

Phương pháp loại bỏ– bằng liệu pháp laser, ánh sáng cường độ lớn giúp loại bỏ các tế bào bị tăng sắc tố- để tái tạo làn da mới, không còn bị tăng sắc tố nữa.

Liệu pháp Laser (Fraxel, Erbium YAG) và Ánh sáng có cường độ lớn (IPL).

 
Sử dụng liệu pháp laser có xu hướng chính xác hơn. Bác sỹ sẽ đốt vùng da bị ảnh hưởng với ánh sáng cường độ cao. Phụ thuộc vào bệnh nghiêm trọng như thế nào , ánh sáng sẽ hoạt động trên lớp da bề mặt (biểu bì) hay xâm nhập sâu và các lớp da sâu hơn (trung bì).

  • Công nghệ IPL với bước sóng 400-470nm tia IPL tác động đến phần nhân trứng cá ngay từ lần chiếu đầu tiên bệnh nhân cảm thấy các mụn viêm giảm đau hẳn đồng thời vi khuẩn gây trứng cá cũng bị tác động làm cho mụn trứng cá sẽ nhanh chóng lành hơn, loại bỏ hiện tượng tăng sắc tố sau viêm, trả lại làn da sáng mịn, sạch mụn.  Ngoài ra trong công nghệ IPL với bước sóng 590nm tia IPL kích thích việc sản xuất collagen, vì vậy sau những lần điều trị việc sản xuất collagen ngày càng tăng giúp nếp nhăn nhỏ và mờ dần làm cho da mặt căng lên giúp da bớt nhăn và trở nên mịn màng hơn.

  • Liệu pháp Laser  được chỉ định trong trường hợp: không đáp ứng với thuốc bôi hoặc PIH trung bì. Ánh sáng xanh (510nm, 532nm), đỏ (694nm), gần hồng ngoại (755nm, 1064nm), 10600nm fractional. PIH thượng bì: 532, 510nm, 694nm. PIH trung bì: 1064, 755nm. Bác sỹ sử dụng bước sóng và mức năng lượng phù hợp để tác động trực tiếp vào hắc sắc tố melanin, khiến chúng vỡ vụn thành những mảnh nhỏ li ti và đào thải theo cơ chế bài tiết tự nhiên. Bởi vậy ngay từ những buổi đầu, các đốm da dẹt đổi màu, vết nám đã có thể đóng vảy rồi từ từ bong ra, mờ dần sau mỗi lần trị liệu.

2. Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh sử dụng các đơn thuốc của bác sĩ hoặc các loại thuốc mua không cần kê đơn để ngăn chặn sự hình thành sắc tố và làm đều màu da, làm trắng các vùng da bị tối màu để có lại làn nha màu tự nhiên.

Có nhiều loại thuốc và sản phẩm chăm sóc da điều trị chứng tăng sắc tố da sau viêm và chúng thường chứa một hay nhiều thành phần sau đây:

  • Hydroquinone 2-4% (Rx)– một hợp chất tẩy trắng da hiệu quả đã bị cấm sử dụng trong các mỹ phẩm ở hầu hết các nước ở châu Âu vì chúng liên quan đến nguy cơ bị nhiễm độc rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn được dùng ở Mỹ, với tỉ lệ cao hơn (Rx>4%) khi dùng với chỉ định của bác sĩ và tỉ lệ thấp hơn (<2%) được dùng trong các loại thuốc không cần kê đơn.
  • Arbutin là thành phần quan trọng trong các sản phẩm làm trắng da ở châu Á và là nguồn tự nhiên của hydroquinone. Mặc dù chúng yếu và ít hiệu quả hơn hơn hydroquinone được chế tạo công nghiệp, nhưng rất an toàn.
  • Kojic Axit. là sản phẩm phụ của quá trình làm rượu gạo, sake Nhật Bản. Là lựa chọn thiên nhiên nhưng chất này được xem là chất ngăn chặn quá trình sản sinh hắc tố da và bị cấm ở nhiều quốc gia.
  • Glycotic Axit cũng được sử dụng bởi các bác sĩ da liễu để tẩy da hóa học, Glycolic axit là hợp chất hoạt tính trong nhiều loại kem chống chứng tăng sắc tố da.
  • Retinoic axit tương đối hiệu quả nhưng đều có thể gây tác dụng phụ bao gồm rát da và dẫn đến việc nhạy cảm với mặt trời nghiêm trọng (do đó làm trầm trọng thêm chứng tăng sắc tố da). Retinoids không phù hợp với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú vì các liên hệ với trẻ sơ sinh.
  • Dẫn xuất vitamin C đã được chứng minh tương đối có tác dụng trong việc chống lại chứng tăng sắc tố da và được sử dụng kết hợp với các thành phần hợp tính khác

Các bệnh nhân mắc chứng tăng sắc tố da sau viêm nên chú ý:

  • Tia UV từ mặt trời gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên làn da. Tiếp xúc nhiều với mặt trời có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng do đó, cố gắng tránh xa khỏi mặt trời. Sử dụng các sản phẩm kem chống nắng có độ quang phổ rộng hàng ngày như là một bước trong quá trình làm sạch và chăm sóc da hàng ngày.
  • Tác dụng điều trị. Các biện pháp điều trị đều phải tốn thời gian vài tuần để có thể có sự khác biệt đáng kể do đó cần phải thật kiên nhẫn, bền bỉ.
  • Chứng tăng sắc tố da sau viêm đòi hỏi cần được điều trị y học. Nếu bệnh nhân lo lắng về kích thước, hình dáng hay màu sác của các mảng da tối màu, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ da liễu hay chuyên da da liễu.
  • Chăm sóc da nhẹ nhàng với kem dưỡng ẩm, các sản phẩm làm sạch ko gây kích ứng.
  • Dự phòng sau Laser, IPL để giảm thiểu tình trạng tăng sắc tố sau viêm
  • Điều trị nền bằng cách chống nắng và thuốc bôi điều trị nám, mụn trước khi có can thiệp thủ thuật laser ít nhất 2 tuần.
  • Sử dụng kem đặc trị dự phòng sau laser: một vài nghiên cứu cho thấy kem đặc trị có hiệu quả trong dự phòng PIH sau laser CO2 Fractional điều trị sẹo lõm và sau laser điều trị bớt Hori bằng laser bằng Q-switched nd-YAD 1064 nm.

Trả lời

ĐK tư vấn
error: Content is protected !!
0989 342 343