Điều Trị Mụn – Viêm Nhanh Hơn Nhờ Ánh Sáng IPL – Laser – PDT

Ánh Sáng IPL – Laser – PDT  (Photo Dynamic Therapy) Tác Dụng Như Thế Nào.

1. PDT là gì?
PDT là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sang thoa lên da, ủ trong một thời gian nhất định để chất này ngấm vào đơn vị nang lông tuyến bả. Sau đó sử dụng ánh sáng để hoạt hóa chất nhạy cảm ánh sáng này, tạo ra oxy nguyên tử và các gốc oxy hóa mạnh, phá hủy tuyến bã và tiêu diệt vi khuẩn P. acnes.
Chất nhạy cảm ánh sáng thường dùng là axit 5-aminolevulinic (ALA). Ngoài ra, còn có các chất khác như methyl aminolevulinate (MAL), indocyanine, axit indole-3-acetic.
Nguồn ánh sáng thường dung là đèn LED PDT, IPL, Laser.
ánh sáng sinh học 7 màu bio light
Ánh sáng Bio Led

3. PDT được chỉ điều trị khi nào?
– Mụn trứng cá mức độ trung bình đến nặng.
– Các thể mụn trứng cá kháng trị với isotretinoin uống hoặc bệnh nhân không dung nạp các tác dụng phụ khi điều trị với isotretinoin uống.
– Mụn trứng cá ở trẻ dưới 16 tuổi hoặc bệnh nhân đang mong muốn có thai.
– Có thể áp dụng như là đơn trị liệu trong một số trường hợp đặc biệt.
– PDT có thể là trị liệu đơn độc hoặc phối hợp với các phương pháp điều trị mụn trứng cá khác như Laser, IPL, Peel da, tiêm thuốc mụn…

máy ánh sáng sinh học TP601

4. Chống chỉ định của pdt trong trường hợp nào?
Trong điều trị mụn, thời gian đầu có thể điều trị 2-4 tuần/lần cho đến khi mụn ổn. Hiệu quả có thể thấy được sau một lần thực hiện, tuy nhiên để thấy rõ rệt thì cần thực hiện một số liệu trình. Những tác dụng phụ của liệu pháp quang động lực đa số là thoáng qua và chấp nhận được.
Sau khi thực hiện, da có thể có hiện tượng châm chích thoáng qua, ửng đỏ và bong da nhẹ. Để hạn chế tác động này quá mức, bạn có thể sẽ được bác sĩ hướng dẫn ngưng các thuốc bôi có tác động bong da như retinoid trước khoảng 2 ngày và tiếp tục sử dụng lại khi da đã cơ bản hồi phục lại.
Trong khoảng hai ngày sau điều trị liệu pháp quang động lực, nên giữ không cho tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da vì thuốc sẽ làm gia tăng nhạy cảm ánh sáng, dễ gây bong tróc da hoặc bỏng nắng.

5. Quy trình điều trị của pdt ra sao?
– Bước 1: Tẩy trang, rửa mặt.
– Bước 2: Xông hơi nóng trong 5 – 10 phút.
– Bước 3: Hút mụn cám – Lấy nhân mụn.
– Bước 4: Sát trùng các vị trí lấy nhân mụn. Nếu có dùng hoạt chất hỗ trợ nhạy ánh sáng thì thực hiện ủ trong phòng tối.
– Bước 5: Đắp mặt nạ PDT trong 20-45 phút. Bật chế độ ánh sáng Xanh Đỏ.
– Bước 6: Rửa mặt lại cho khách hàng.
– Bước 7: Chấm thuốc trị mụn.
– Bước 8: Chiếu đèn LED ánh sáng xanh 20-30 phút.
– Bước 9: Thoa kem dưỡng da mụn.

A. Lưu ý khi áp dụng liệu pháp điều trị mụn PDT

  • Sau khi điều trị mụn, bạn có thể hoạt động bình thường ngay lập tức, miễn là đảm bảo vùng da được điều trị phải tránh ánh nắng mặt trời và đèn sáng trong 48 giờ. Và bạn phải luôn nhớ bôi kem chống nắng SPF50/ PA+++ hàng ngày.
  • Khi ủ chất nhạy cảm ánh sáng  axit 5-aminolevulinic (ALA) nên ủ trong 5-10 phút sau khi đã Skincare sạch, ủ màng bọc cho bệnh nhân trong môi trường tối. Sau đó về sinh lau sạch trên bề mặt trước khi chiếu PDT.

B. Cơ chế tác động

    • Chiếu ánh sáng LED (xanh – đỏ)

Ánh sáng LED có bước sóng từ 405 – 940 nm

Cơ chế tác dụng: P.acnes sản xuất porphyrin, porphyrin bị hấp thu bởi ánh sáng bước sóng từ 400-700 nm giải phóng ra gốc tự do có tác dụng diệt Pacnes và chống viêm.

Ánh sánh xanh có bước sóng 415nm có tác dụng diệt Pacnes tốt hơn và đã được  FDA chấp thuận trong điều trị trứng cá mức độ từ nhẹ đến trung bình. Ánh sáng đỏ có bước sóng 660 nm thâm nhập sâu hơn vào tuyến bã nên có tác dụng chống viêm do ức chế giải phóng Cytokine từ đại thực bào tuy nhiên có tác dụng diệt Pacnes thấp hơn. Một số nghiên cứu cho thấy kết hợp chiếu cả ánh sáng xanh và đỏ cho kết quả tốt hơn chiếu ánh sáng xanh đơn độc.

Ánh sáng LED (xanh – đỏ) hiệu quả đối với tổn thương mụn viêm tốt hơn đối với các tổn thương không viêm được báo cáo trong hầu hết các nghiên cứu.

Nghiên cứu của Papagenorgious năm 2000 nghiên cứu trên 107 bệnh nhân chia làm 4 nhóm, nhóm 1 chiếu ánh sáng xanh đơn thuần 415 nm, nhóm 2 chiếu cả ánh sáng xanh và đỏ, nhóm 3 bôi benzoin period 5% và nhóm 4 chiếu ánh sáng trắng. Tất cả đều sử dụng hằng ngày bằng máy cầm tay. Kết quả cho thấy nhóm phối hợp ánh sáng xanh và đỏ hiệu quả vượt trội hơn 3 phương pháp còn lại, sau 12 tuần cải thiện 76% tổn thương viêm và 58% tổn thương không viêm.

    • IPL (Intense pulsed light – Xung ánh sáng cường độ cao)

IPL là dải bước sóng từ 400-1200 nm

Cơ chế: IPL có chứa phổ bước sóng xanh – đỏ có tác dụng giảm viêm và diệt Pacnes, ngoài ra IPL gây tổn thương mạch máu nuôi dưỡng tuyến bã làm tổn thương tuyến bã và IPL có tác dụng chống viêm do làm giảm TNF – α.

Nghiên cứu của Liu 2014 cho thấy IPL kém hiệu quả hơn PDL (Pulse dye laser – laser màu xung và PDT(quang động học) nhưng hiệu quả hơn chiếu ánh sáng xanh đỏ đơn thuần và một số nghiên cứu khác cho thấy kết hợp IPL với PDT hiệu quả hơn IPL thông thường.

Cụ thể trong các dòng máy triệt lông có hệ thấu kính rời có bước sóng 480nm hoặc 530nm có tác dụng trong điều trị sát khuẩn mụn viêm, tác động sâu vào tuyến bã.

6. Liệu trình điều trị như thế nào?
– Liệu trình điều trị thông thường từ 1-2 tuần/lần trong giai đoạn đầu.
– Khi tình trạng mụn đã cải thiện thì khách hàng có thể duy trì điều trị 1-2 tháng/lần.

7. Điều trị bằng pdt có thể gây ra biến chứng gì?
Điều trị mụn với PDT là phương pháp điều trị khá an toàn.
Biến chứng nếu có xảy ra thì thường liên quan đến kỹ thuật lấy nhân mụn và công suất nguồn sáng. Các biến chứng có thể gặp:
– Đỏ và đau ở các vị trí lấy nhân mụn, thường mất đi sau 24h.
– Hồng ban, mụn nước, phát ban mụn mủ vô trùng kéo dài vài ngày đến 1 tuần (Thường liên quan đến chiếu tia liều cao kéo dài). Dưỡng ẩm và các phương pháp làm mát da sau chiếu tia có thể khắc phục tình trạng này.

8. Chăm sóc sau điều trị với PDT thế nào?
Ngoài vấn đề theo dõi các biến chứng có thể xảy ra sau điều trị, chăm sóc sau điều trị với PDT chủ yếu là việc chăm sóc dành cho làn da nhờn mụn.
– Da có thể đỏ nhẹ tại một số vị trí lấy nhân mụn, thông thường da sẽ trở lại bình thường trong vòng 24h.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong 24h đầu sau PDT.
– Cần theo dõi các dấu hiệu hồng ban, mụn nước, phát ban mụn mủ sau PDT và chiếu tia. Dưỡng ẩm và làm mát da có thể hạn chế và khắc phục tình trạng này.
– Rửa mặt nhẹ nhàng ngày 2 lần bằng nước sạch hoặc nước ấm với sữa rửa mặt.
– Không sờ, không nặn hoặc bóp mụn. Điều này có thể gây nhiễm trùng và sẹo.
– Chăm sóc da và lấy nhân mụn đúng cách.
– Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài, dù trời râm mát.
– Chỉ sử dụng kem chống nắng và các mỹ phẩm trang điểm không dầu, không bít tắc lỗ chân lông và không sinh nhân mụn.
– Để mái tóc gọn gàng, sạch, không nên để tóc chạm vào da mặt hoặc trùm qua mặt. Nếu tóc dài nên cắt ngắn đến ngang vai và búi tóc.
– Hạn chế thức ăn đồ uống cay nóng, thức ăn ngọt, hạn chế sữa động vật, đặc biệt là sữa tách béo.
– Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cần thiết trong khi bị mụn.
– Nên uống nhiều nước, tránh thức khuya, tránh stress
– Vệ sinh môi trường xung quanh, thay khẩu trang, vệ sinh chăn ga gối thường xuyên.
– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc hoặc điều trị dành cho da mụn cần được sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa da liễu.

Tham khảo các hoạt chất, sản phẩm thuốc khuyến nghị điều trị viêm nang lông sau đây: https://qlaser.vn/dieu-tri-viem-nang-long-trich-huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-cac-benh-da-lieu/

ĐK tư vấn
error: Content is protected !!
0989 342 343