Benzoyl peroxide trị mụn thần tốc hay chai mụn thần sầu?

Benzoyl Peroxide (BPO) là một hoạt chất có tác dụng trị mụn thần tốc, làm khô cồi mụn nhanh chóng, giải quyết được mọi tình trạng mụn, nhưng  mặt trái của Benzoyl Peroxide là gây chai mụn, lão hoá da, suy yếu lớp màng bảo vệ da.
Và cả những phân tích khoa học về thành phần này nữa. Bằng cách nào chúng có thể giúp bạn diệt mụn cơ chứ?
Hay bạn có trăn trở giữa Benzoyl Peroxide (BPO) và Salicylic Acid (BHA) thì nên chọn thành phần nào để trị mụn.

Bài viết hôm nay, đội ngũ chuyên viên bên Qlaser sẽ giúp bạn trả lời tất cả câu hỏi về Benzoyl Peroxide.

Chúng ta sẽ cùng nhau đi qua các phần sau:

  •  Cơ chế trị mụn chính – Cách diệt vị khuẩn P.Acnes của Benzoyl Peroxide. (Phần này sẽ kể tội Benzoyl Peroxide về vụ gây lão hoá da luôn)
  • Cơ chế trị mụn phụ –  sẽ giúp bạn phân biệt rõ khả năng tẩy tế bào chết của Benzoyl Peroxide để xem nó có đáng để thay thế BHA không.
  • Cách kết hợp Benzoyl Peroxide với các hoạt chất khác để trị mụn hiệu quả – Từ mụn ẩn, mụn mủ, mụn nang.
  • Cuối cùng là những điều phải lưu ý, thận trọng khi sử dụng Benzoyl Peroxide

I. Cơ chế trị mụn của Benzoyl Peroxide

  1. Cơ chế chính – Giết vi khuẩn P.acnes (C.Acnes)

    P. acnes (Propionibacterium acnes) hoặc một số tài liệu gọi là C. acnes (Cutibacterium acnes) được sử dụng để mô tả các vi khuẩn gây mụn trứng cá, các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng C. acnes là tên chính xác hơn.

    Propionibacterium là một chi trong họ Propionibacteriaceae, bao gồm vi khuẩn sống trong pho mát, sản phẩm từ sữa, dạ cỏ của bò và trên da người.

    Do gia đình vi khuẩn này rất đa dạng, các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng nó được chia thành ba chi riêng biệt : Acidipropionibacterium, Cutibacterium và Pseudopropionibacterium.

    Cutibacterium đặc biệt đề cập đến sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn sống trong da người, nơi nó được biết là gây ra mụn trứng cá và viêm nếu dân số của nó quá đông.

Benzoyl Radicals – Cầu nối Peroxide (-O-O-)

Peroxide là tên gọi chung cho tất cả các chất có chứa cầu liên kết -O-O. Một ví dụ về Peroxide cho mọi người thấy thân quen  là nước oxy già có công thức hoá học là H2O2 (H-O-O-H).

Với Benzoyl Peroxide, chính gốc Peroxide (-O-O-), chứa oxy nguyên tử, có tính oxy hoá mạnh mẽ hơn rất nhiều so với oxy phân tử (oxy mà chúng ta hít thở bình thường). Mà vi khuẩn P.acnes là loại vi khuẩn kị khí nếu có oxy nguyên tử là sẽ chết vì bị phá huỷ màng tế bào và không thể tổng hợp protein.

Bằng cơ chế này, vi khuẩn P.acnes không thể kháng BP (Benzoyl Peroxide) nên dùng BP sẽ không gây hiện tượng lờn thuốc như dùng kháng sinh.

Cơ chế này khiến BP có những tác dụng phụ:
Tính oxi hoá (oxidation) giải thích theo ngôn ngữ hoá học là khả năng nhận hay độ “khát” electron (điện tử).

Cấu trúc -O – O –  cho chúng ta thấy nó thiếu điện tích một phía.
Những liên kết thế này chỉ ổn định khi xung quanh được kết nối với 2 nguyên tử khác có khả năng cho nó “dùng tạm” 2 electron để bổ sung hoàn thành cấu hình bền với 8 electron ở lớp điện tử ngoài cùng.

Vì oxy phải liên kết trực tiếp với chính nó, không ai chịu nhường ai electron nên thành ra tuy hai nguyên tử oxy “nắm tay nhau” và tay kia bắt tay với nguyên tử khác, bên nào cũng ở trạng thái rất “khát” electron, sẽ tìm mọi cách để đoạt electron từ các chất khác nếu ở gần. Do đó chúng được xem là gốc tự do.

Bản chất cũng chỉ là một chất hoá học, peroxide sẽ “huỷ diệt không chọn lựa”, chúng phản ứng với cả tế bào/vi khuẩn xấu và tốt (tất nhiên tế bào tốt ở trạng thái khoẻ mạnh sẽ có độ “kháng” tốt hơn nên các tế bào ở vùng da bị mụn sẽ bị “ưu tiên” phản ứng trước).

Do đó, nếu dùng quá liều (thời gian lâu, bôi lượng lớn), khả năng các vùng da khoẻ mạnh cũng sẽ bị tấn công là không thể tránh khỏi. Và với khả năng oxi hoá cực mạnh của mình, vùng da bị thoa sản phẩm sẽ mất đi độ ẩm tự nhiên và các vi khuẩn tốt bảo vệ lớp ngoài của da. Dùng nhiều ngày liên tục da sẽ bị thô ráp và đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Do đó Benzoyl Peroxide thường được khuyến cáo sử dụng cục bộ vào vị trí có mụn thay vì bôi toàn mặt. Vì có thể kèm theo đó là hiện tượng đỏ rát, châm chích và chai mụn.

Nếu bạn dùng để chấm vết mụn thì gần như mua Benzoyl Peroxide nào cũng được nhưng trường hợp bị mụn một vùng thì bạn phải tìm các Benzoyl Peroxide có công thức tốt, chẳng hạn như không cồn khôhương liệu đặc biệt thành phần thêm dưỡng ẩm để tránh bị khô da hay bong tróc.

⇒ Không để sản phẩm chứa Benzoyl Peroxide trong một thời dài, hoặc để tiếp xúc với không khí vì peroxide (-O-O-) sẽ kịp bắt cặp với các nguyên tử oxy khác sẽ làm giảm khả năng oxy hoá và từ đó mất tác dụng trị mụn. Nên bạn hãy lưu ý ngày hết hạn khi mua hàng cũng như đậy nắp sản phẩm kĩ sau khi sử dụng nhé.

2. Cơ chế  trị mụn phụ

  • Giảm quá trình sừng hoá: tế bào sừng Keratin là một loại protein tích tụ trong lỗ chân lông, khiến chúng bị tắc. Peroxide cũng oxi hoá luôn tế bào này nên chúng phá vỡ keratin và mở lỗ chân lông bị tắc.
  • Bong sừng, tẩy tế bào chết (Benzoic Acid): Benzoyl Peroxide được nhận định là hoạt động giống BHA để bạt sừng làm thông thoáng lỗ chân lông. Chang thấy khả năng này chưa được nghiên cứu nhiều và công nhận rộng rãi.

. Benzoic aicd là một loại acid yếu, không tan trong nước, không có tính háo nước mạnh nên khả năng bong sừng chắc chắn không cao.

– Để nhắc đến lợi ích của Benzoic Acid chúng ta nên nói tính kiềm khuẩn thì hợp lý hơn. Nó giống như cánh tay phải của Peroxide, một thằng diệt khuẩn đã sinh ra một thằng kiềm khuẩn khiến vi khuẩn mới không sản sinh, phát triển.

– Nhiều nghiên cứu chỉ ra phản ứng oxi hoá của Peroxide sẽ khiến các gốc chống oxi phải trung hoà lại cự thể là gốc α-tocopherol (một loại vitamin E có trong da). Việc phải trung hoà gốc tự do khiến khiến α-tocopherol trở nên cạn kiệt.
Mà mọi người biết rồi công dụng của Vitamin E là giữ ẩm cho da, giúp da mềm mại. Khi thiếu vitamin E, da của chúng ta cũng sẽ dễ bị khô và cộng với việc phá vỡ keratin nên dùng BP chúng ta sẽ thấy bong sừng. Tuy nhiên bong sừng kiểu này thì bất lợi nhiều hơn có lợi.

⇒ Do đó không ai dùng Benzoyl Peroxide lên toàn mặt để tẩy tế bào chết thay BHA hay AHA cả. Chúng ta chỉ nên dùng Benzoyl Peroxide trong thời gian ngắn, bôi cục bộ. Còn BHA thì có thể dùng hoài hoài bao năm vẫn được.

  •  Ức chế phản ứng viêm: Vài nghiên cứu chỉ ra benzoyl peroxide giết chết các tế bào miễn dịch viêm (tế bào bạch cầu đa nhân – tế bào PMN), ngăn không cho chúng giải phóng các phân tử gây viêm trong các tổn thương do mụn trứng cá. Khi  sử dụng Benzoyl Peroxide vào các nốt mụn đang có triệu chứng viêm thì thấy xẹp rất nhanh.

(Bạch cầu thường tham gia vào mụn sần (viêm nhẹ)/Mụn mủ/mụn nang (Viêm nặng)

II. Cách dùng hiệu quả

  • Giải quyết giai đoạn đẩy mụn ẩn hiệu quả: Nếu bạn sử dụng BHA để đẩy nhân mụn lên thì hãy chờ nhân mụn được đẩy lên bề mặt (xuất hiện đầu nhân trắng) sau đó dùng Benzoyl Peroxide chấm lên đầu mụn đó bạn sẽ thấy cồi mụn khô cực kì nhanh, như vậy sẽ tránh được hiện tượng các nhân mụn bị vỡ, giảm được hiện tượng lan mụn, đẩy nhanh quá trình đẩy mụn ẩn.
  • Giải quyết mụn viêm sưng vừa hiệu quả: Nếu nốt mụn của bạn là các mụn viêm sưng lên thì bạn có thể sử dụng ngay Benzoyl Peroxide 5% chấm trực tiếp vào nốt mụn. Bằng cách tiêu diệt vi khuẩn Benzoyl Peroxide sẽ giúp tan nhân mụn nhanh chóng.

Khi dùng Benzoyl Peroxide gần như bạn sẽ không thấy tình trạng đẩy nhân mụn lên bề mặt da mà nó sẽ kiểu giúp mụn xẹp xuồng, khô lại và biến mất. Tuy nhiên nếu nốt mụn đó là sưng viêm nhưng chưa lên cồi rõ thì không nên dùng Benzoyl Peroxide ngay vì nó gây hiện tượng chai nốt mụn.

Trường hợp đó cần sử dụng BHA thêm để lên cồi trắng mới dùng tiếp Benzoyl Peroxide và thấy không có hiện tượng chai nốt mụn nữa. Để xử lý nốt mụn chai, bằng cách bạn bôi BHA khoảng 1 tuần rồi nặn, vì thực sự là mất kiên nhân mỗi khi sờ tay lên mặt. Vì nó cực kì khó nặn, nặn rất đau và thâm rất lâu, nên bạn để nó yên cho nó trồi lên rồi xử đẹp.

  • Giải quyết mụn viêm nang hiệu quả: Nên kết hợp với kháng sinh, hoặc nhóm Retinoids (Tre, Adapalen).

Tỉ lệ thường gặp:

+ BP và kháng sinh: Erythromycin 3%/BPO 5%, Clindamycin 1%/BPO 5%, Clindamycin 1%/BPO 3.75%

+ BP và retinoid: Adapalene 0.1%/BPO 2.5%.

III. Các lưu ý khi sử dụng Benzoyl Peroxide

– Không nên sử dụng BP trong trường hợp mụn ẩn vì  hiệu quả không cao do mụn ẩn chủ yếu là do sừng hoá cổ nang lông, dầu thừa nên dùng BHA sẽ hợp lý hơn, tránh các dụng phụ không cần thiết.

– Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sản phẩm chứa benzoyl peroxide với nồng độ khác nhau, từ 2.5%, 5% đến 10%. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ rệt về việc nồng độ benzoyl peroxide càng cao thì khả năng trị mụn càng tốt. Mà càng dùng tỉ lệ cao càng dễ kích ứng. Vì vậy dùng sản phẩm chứa benzoyl peroxide với nồng độ 2.5%, 5% là vừa đẹp.

– Tăng cường sử dụng các biện phép cấp ẩm cho da để tránh tình trạng khô da.

– Sau quá trình điều trị mụn nên tăng cường sử dụng các hoạt chất chống oxi hoá.

– Một lưu ý khác nữa khi dùng kem trị mụn chứa peroxide dạng này là việc bảo vệ da chống lại tia cực tím. Tính phản ứng của peroxide tăng cao khi có sự tham gia của tia cực tím, với sự sản sinh ra các gốc tự do (O・) làm đẩy nhanh quá trình tàn phá và lão hoá da. Thế nên, nếu đang trong quá trình trị mụn, sau khi bôi thuốc, đeo khẩu trang, đội mũ… các biện pháp ngăn cản da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là tối cần thiết. Việc này không chỉ giúp cho vết thương nhanh lành hơn, mà còn giúp cho da ít để lại sẹo.

Nguồn tham khảo:
Tìm hiểu về Benzoyl peroxide
https://www.acne.org/how-does-benzoyl-peroxide-work-in-the-skin.
htmlhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537220/#article-38735.r8
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11509912
https://pdfs.semanticscholar.org/2e7e/b43667a8ca49f90a52cb

 

 

 

Trả lời

ĐK tư vấn
error: Content is protected !!
0989 342 343